Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam: Trong 5 ngày vừa qua, doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”. Ngành công nghiệp gỗ từ ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ căn cứ khoản 232 năm 1962 cho phép tổng thống khởi sướng điều tra việc áp thuế, hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng đe dọa an ninh Mỹ.
Chúng tôi giải trình phản biện hi vọng thuế áp ở mức thấp. Thuế đe dọa an ninh quốc gia thường 25%. Mấy ngày gần đây, chúng tôi đón thêm thông tin về thuế đối ứng. Theo cách giải thích của Mỹ, Việt Nam áp mặt hàng bao nhiêu thì Mỹ áp bấy nhiêu.
Hiện, mức thuế Việt Nam nhập từ Mỹ từ 15-55%. Mới đây, Chính phủ Việt Nam có thể áp toàn bộ nhập khẩu của Mỹ về bằng 0. Việc Mỹ áp thuế 46% với mặt hàng nhập của Việt Nam là “đòn” đánh rất mạnh vào công nghiệp gỗ.
Việt Nam trong những năm gần đây là quốc gia hàng đầu chế biến, xuất khẩu gỗ chỉ sau trung Quốc. Tại Mỹ, xuất khẩu 38-40% tổng kim ngạch gỗ lên tới 9,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao.
Từ năm 2018 khi có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, bị áp thuế cao không làm được. Chính sách của Mỹ không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hóa nguồn cung. Việt Nam đáp ứng được, khi cơ hội đến biết nắm bắt có thể thay thế Trung Quốc, đặc biệt phân khúc tầm trung, phục vụ tầng lớp trung lưu của Mỹ.
Ở chiều ngược lại, chúng ta tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu Mỹ. Mỹ giàu có tài nguyên rừng và muốn tìm đầu ra cho gỗ. Rất nhiều bàn ghế, giường của ta nhập sang Mỹ đều sử dụng gỗ nguyên liệu nhập từ Mỹ.
Nếu như từ ngày 9/4, rất nhiều sản phẩm gỗ sang Mỹ chịu mức thuế 46% khiến doanh nghiệp không còn biên độ lợi nhuận.
Sở dĩ chúng ta xuất vào Mỹ lớn vì cần nhau. Chúng tôi tính khoảng 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có chế biến sản phẩm xuất, 1 triệu hộ nông dân , toàn bộ chuỗi cung ứng này chắc chắn bị tác động.
Chúng tôi đều hiểu trong kinh doanh bỏ trứng vào 1 giỏ vô cùng nguy hiểm. Trong những năm gần đây, năm 2024, Mỹ là thị trường tiêu thụ 56,4% toàn bộ xuất khẩu gỗ, vì vậy tìm kiếm thị trường thay thế khó.
Chúng ta xuất khẩu gỗ lên tới 161 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, 5 thị tường lớn nhất, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ xuất dăm gỗ, viên nén gỗ; Hàn Quốc viên nén gỗ; Trung Quốc, dăm gỗ. Thị tường Mỹ vừa là lớn nhất, nhóm đồ nội thất gia tăng cao nhất.
Từ lâu chúng tôi đã nghĩ đa dạng hóa thị tường nhưng không phải dễ. Kỳ này, thực sự ngành gỗ chỉ còn ngày hôm nay, mai nữa mà không thay đổi gì, đoàn đàm phán không đạt thoả thuận gì sẽ bị dồn vào chân tường. Đây là lúc nhìn lại chặng đường tìm lối đi mới.
Cùng 1 lúc 2 vòng kim cô, thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất 46%, 1 phần xuất khẩu vào Mỹ trị giá 800 triệu USD đang chờ kết quả điều tra, dự kiến sẽ có kết quả trong 270 ngày.
Chúng tôi khó lượng hoá con số thiệt hại tuy nhiên là rất lớn. Hiện, nhiều đối tác nhập khẩu đề nghĩ hoãn 1 số đơn hàng. Chắc họ không ký đơn hàng mới. Chúng tôi đang đẩy mạnh tìm kiếm tăng xuất khẩu sang thị trường.
Lâu nay chúng ta xuất sang Nhật là dăm gỗ. Đại sứ Nhật gợi ý nghiên cứu thị hiếu người Nhật có thể xuất khẩu đồ gỗ không chỉ dăm gỗ.
Một số doanh nghiệp Việt vươn lên đi vào phân khúc cao hơn, xuất khẩu đấu thầu cả 1 cung điện, khách sạn cao cấp. Đây là công việc lợi nhuận cao hơn. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được.
Nguồn: tienphong.vn