Ngành gỗ Việt Nam: Thách thức xuất khẩu và hướng đi mới trong năm 2024

Ngành gỗ Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt so với năm trước. Tuy nhiên trong bối cảnh các thị trường lớn ngày càng khắt khe trong các quy định xuất khẩu khiến ngành gỗ khó đạt được mục tiêu đặt ra đầu năm.

So với sự tăng trưởng vào thời điểm đầu năm, ngành gỗ Việt Nam đã có sự chững lại tại thời điểm giữa năm khi mà lượng đơn hàng các doanh nghiệp ít có sự tăng trưởng so với năm trước.

Xuất khẩu ngành gỗ khó đạt mục tiêu năm 2024

Trong năm 2024, ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, khiến mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD trở nên khó đạt được.

Lượng đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay chỉ ở mức tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2023, nhưng vẫn chưa bằng được năm 2022, khi kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt kỷ lục 15,8 tỷ USD.

Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Dù có sự tăng trưởng, việc đạt thêm 5 tỷ USD trong những tháng còn lại là một thách thức lớn khi nhu cầu quốc tế vẫn biến động khó lường.

Thách thức của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế của ngành gỗ Việt Nam gặp nhiều rào cản khi mà các thị trường lớn đang ngày càng thắt chặt quy định về hàng xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Đến cuối tháng 7, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 4,9 tỷ USD, chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch, với mức tăng trưởng ấn tượng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai, với kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng mạnh 39,1% và chiếm 13,5% tổng kim ngạch. Nhật Bản chiếm 10,8% với 961,3 triệu USD, tăng nhẹ 1,5% so với năm trước.

Thách thức khi thị trường ngày càng khắt khe

Ngành gỗ Việt Nam đang gặp nhiều thách thức lớn khi đối mặt với các yêu cầu quốc tế ngày càng khắt khe. Quy định chống phá rừng và trách nhiệm giải trình theo luật Lacey Act của Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Điều này đòi hỏi nhiều chi phí và thủ tục, làm tăng áp lực lên doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

Ngoài Mỹ, châu Âu cũng áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin về quy trình sản xuất và lượng khí thải.

Điều này gây ra thách thức không nhỏ cho ngành gỗ Việt Nam, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi phí tuân thủ các quy định về môi trường có thể làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh.

Giá cước vận tải biển đang duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Doanh nghiệp phải đối mặt với việc chi phí logistics tăng mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu cũng tăng đáng kể, đặc biệt từ các quốc gia châu Phi và Nam Mỹ, làm giảm biên lợi nhuận.

Thị trường nội địa: Cơ hội phát triển cho ngành gỗ Việt Nam

Thị trường nội địa Việt Nam đang mở ra những cơ hội lớn cho ngành gỗ với quy mô ước tính lên tới 10 tỷ USD. Với dân số khoảng 100 triệu và tầng lớp trung lưu tăng mạnh, nhu cầu về đồ nội thất và sản phẩm gỗ ngày càng cao.

Theo đánh giá từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, việc khai thác thị trường nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong nước.

Hiện tại, khoảng 90% đồ nội thất cao cấp trong nước vẫn là hàng nhập khẩu, chủ yếu từ các nước châu Âu và Nhật Bản. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển các thương hiệu nội địa vẫn còn rất lớn nếu doanh nghiệp chú trọng hơn vào chất lượng và thiết kế phù hợp.

Nguồn: https://viracresearch.com

Trả lời

0901 455 726
NHẮN TIN